Đà Nẵng được mệnh danh là thành phố của những cây cầu! Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) cũng diễn ra với chủ đề “Huyền thoại những cây cầu” – cho thấy sức tỏa sáng của những chiếc cầu nơi đây. Không những có giá trị thiết thực về kinh tế, nó còn là những mảnh ghép lung linh tạo nên bức tranh sống động cho thành phố đáng sống nhất Việt Nam. Cùng điểm qua một số cây cầu ở Đà Nẵng. Trước tiên xem tính riêng sông Hàn, sẽ có bao nhiêu cây cầu bắc qua nhé!

Có bao nhiêu cây cầu bắc qua sông Hàn Đà Nẵng?

Có bao nhiêu cây cầu bắc qua sông Hàn Đà Nẵng? @internet

Nối hai bờ sông Hàn xinh đẹp đã có 6 cây cầu ghi tên mình vào danh sách. Gồm cầu Sông Hàn, cầu Rồng, cầu Thuận Phước, cầu Tiên Sơn, cầu Trần Thị Lý và cầu Nguyễn Văn Trỗi. Mỗi cây cầu đều có một sắc vóc riêng, lịch sử riêng tô điểm cho thành phố biển, thu hút du khách gần xa, cả trong lẫn ngoài nước. Những cây cầu cũng là chứng nhân lịch sử cho sử thay đổi và phát triển không ngừng của thành phố biển xinh đẹp và năng động này.

Màn trình diễn của đội Ý – Vô địch DIFF “Huyền thoại những cây cầu” 2018 @internet
  1. Cầu sông Hàn.

Đầu tiên, phải kể đến cầu sông Hàn.  Đây là niềm tự hào của người dân Đã Nẵng. Cây cầu bắt qua sông Hàn này là cây cầu xoay dây văng đầu tiên và cũng là duy nhất còn hoạt động tại Việt Nam. Đây cũng được xem là biểu trưng của thành phố Đà Nẵng (cùng với Ngũ Hành Sơn).

Cầu sông Hàn - niềm tự hào của người dân Đã Nẵng

Cầu sông Hàn – niềm tự hào của người dân Đã Nẵng @internet

Cầu được thiết kế và thi công hoàn toàn bởi những kỹ sư, công nhân Việt Nam vào năm 1998 và khánh thành vào năm 2000. Một điểm nhấn vô cùng đặc biệt, đó là cầu có thể quay được 90 độ quanh trục, nằm dọc theo dòng chảy sông. Lịch quay cầu sông Hàn:

  • Từ thứ 2 đến thứ 6: Khung giờ 1h- 2h sáng.
  • Thứ 7, chủ nhật: 23h- 24h.

Việc này giúp mở đường cho tàu lớn đi qua. Các phương tiện đường bộ sẽ được yêu cầu cấm lưu thông 15 phút so với khung giờ trên. Thời gian gần đây, có ít tàu lớn qua lại. Do đó, mục đích cầu quay đa phần mục đích phục vụ nhu cầu du lịch. Đến Đà Nẵng, nếu không trực tiếp ra cầu sông Hàn để chiêm ngưỡng khoảnh khắc cầu quay, du khách cũng có thể chọn các khách sạn có tầm nhìn lý tưởng để thỏa sức ngắm nhìn. Khách sạn Novotel là nơi lý tưởng để ngắm cầu sông Hàn Đà Nẵng đổi màu rực rỡ về đêm. Hoặc Brilliant Hotel, Green Plaza… cũng có tầm nhìn rất ấn tượng.

  1. Cầu Thuận Phước

Khánh Thành vào 19/7/2009, được mệnh danh là cầu treo dây võng hiện đại và dài nhất Việt Nam. Vị trí cuối sông Hàn, bắt qua vịnh Đà Nẵng, nối với bán đảo Sơn Trà. Cây cầu được ví như dãi lụa nối đôi bờ sông Hàn. Từ đây, phóng tầm mắt về phía cửa biển, dễ dàng nhìn thấy bán đảo Sơn Trà – “viên ngọc quý” của thành phố.

Là công trình trọng điểm của thành phố Đà Nẵng, cầu Thuận Phước đang được xem là “chìa khóa vàng” mở cửa cho du lịch Sơn Trà. Về đêm, công trình trở nên lung linh hơn với hệ thống chiếu sáng hiện đại. Tạo nên vẻ đẹp huyền bí cho Đà Nẵng. Nét diễm lệ của cầu Thuận Phước nổi bật với hình tượng cánh chim vươn ra biển lớn với ý tưởng thiết kế hệ thống ánh sáng bằng đền Led, công nghệ mới.

Cầu Thuận Phước mõi khi đêm về trở nên lung linh hơn với hệ thống chiếu sáng hiện đại

Cầu Thuận Phước mõi khi đêm về trở nên lung linh hơn với hệ thống chiếu sáng hiện đại @internet

3. Cầu Rồng

Cầu có hình dáng con rồng đang lượn bay trên mặt sông Hàn và hướng ra biển Đông. Cầu có thiết kế ấn tượng, dài 666 m và được khánh thành năm 2013. 

Cầu Rông có mức đầu tư 1.498 tỷ đồng, khởi công năm 2009

Cầu Rông có mức đầu tư 1.498 tỷ đồng, khởi công năm 2009 @internet

Năm 2014, cầu Rồng được ACEC (Hội đồng Các công ty kỹ thuật Mỹ) vinh danh giải thưởng Kỹ thuật xuất sắc (EEA) – EEA là giải thưởng được ví như Oscar của ngành kỹ thuật. Đây là giải thưởng lớn, mang tầm vốc quốc tế. Cầu Rồng chính là biểu tượng đầy tự hào của điểm đến hàng đầu 2020 do Google bình chọn. Ngoài ra, đặc sắc nhất phải kể đến chính là đầu Rồng đặc biệt có thể phun lửa, phun nước đẹp mắt. Mang nội lực và khát vọng vươn xa, bay cao.

Cầu Rồng phu nước

Cầu Rồng phu nước @internet

Cầu Rồng phun lửa

Cầu Rồng phun lửa @internet

4. Cầu Nguyễn Văn Trỗi

Cầu được thiết kế và hoàn thành năm 1965 bởi hãng RMK của Mỹ. Nay trở thành cầu đi bộ. Đây là lối kiến trúc vòm bằng giàn thép Poni hiếm hoi tại Việt Nam. Mục đích xây dựng bạn đầu phục vụ cho chiến tranh. Hiện tại cầu được lưu giữ như một chứng tích lịch sử. Cầu đi bộ Nguyễn Văn Trỗi thu hút nhiều du khách, người dân đến đây đi dạo hóng mát, chụp ảnh, ngắm cảnh sông Hàn,… 

Cầu Nguyễn Văn Trỗi - kỷ vật lưu trữ giá trị lịch sử

Cầu Nguyễn Văn Trỗi – kỷ vật lưu trữ giá trị lịch sử @internet

5. Cầu Trần Thị Lý

Cầu được xây dựng cạnh cầu đi bộ Nguyễn Văn Trỗi. Cầu có hình tượng giống như một cánh buồm vươn ra biển. Về đêm, cây cầu trở nên lung linh đầy màu sắc. 

Cây cầu hiện đại với kiến trúc và kết cấu độc đáo khi sử dụng hệ dây văng 3 chiều kết hợp trụ tháp nghiêng 12 độ về phía tây, cao 145m so với mặt nước biển, gối ngàm cứng độc đáo nhất Việt Nam.

Cầu Trần Thị Lý huyền ảo

Kết quả cho câu hỏi có bao nhiêu cây cầu bắc qua sông Hàn Đà Nẵng? @internet

6. Cầu Tiên Sơn (hay Tuyên Sơn)

Cầu Tiên Sơn nối liền quận Cẩm Lệ và quận Ngũ Hành Sơn. Cầu bắt qua sông Hàn này không nổi bật về thiết kế, phục vụ nhu cầu giao thông của người dân là chính.

Điều thú vị khi nói về cây cầu này, có lẽ phải kể thêm là quá trình Quảng Nam hay cãi về tên gọi cây cầu. Việc tranh cãi này nhằm khẳng định rằng giữa Tuyên Sơn và Tiên Sơn thì cách gọi nào đúng với ý tưởng của cha ông xưa khi đặt địa danh này. Hiện Hội đồng nhân dân thành phố đã ra nghị quyết khẳng định Tiên Sơn là đúng. Nhưng dường như cuộc tranh luận về chữ nghĩa vẫn tiếp diễn.

Cầu Tiên Sơn không có thiết kế nổi bậc, nhưng có giá trị lưu thông lớn.

Cầu Tiên Sơn không có thiết kế nổi bậc, nhưng có giá trị lưu thông lớn. @internet