Phiên họp thứ 33 của Hội đồng Điều phối Quốc tế Chương trình Con người và Sinh quyển (CIC-MAB) diễn ra tại Nigeria. Thời gian trong 5 ngày từ ngày 13 đến 17/9/2021. Tại đây, Núi Chúa được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển toàn cầu. Nằm trong danh sách KDTSQ toàn cầu lần này, Việt Nam còn có thêm một niềm tự hào khác. Đó chính là Cao nguyên Kon Hà Nừng (tỉnh Gia Lai) cũng chính thức được công nhận.

Như vậy, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có 11 khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ) thế giới. Tại Đông Nam Á, Indonesia đứng đầu với danh sách 19 KDTSQ thế giới. Việt Nam đứng thứ 2 khu vực.

11 khu dự trữ sinh quyển thế giới của Việt Nam.

11 khu dự trữ sinh quyển thế giới của Việt Nam.

Khu DTSQ Núi Chúa thuộc tỉnh Ninh Thuận. Tổng diện tích 106.646,45 ha, với vùng lõi là Vườn quốc gia Núi Chúa. 

Vườn quốc gia Núi Chúa được thành lập vào 7/2003 thuộc Ninh Hải và Thuận Bắc tỉnh Ninh Thuận. Diện tích 29.856 ha, trong đó gồm phần đất liền 22.513 ha, phần biển 7.352 ha. Đây là nơi hội tụ cả 3 không gian rừng, biển, bán sa mạc.  Địa hình đa dạng tạo nên một mẫu chuẩn duy nhất về hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng, độc đáo nhất của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Chỉ số khô hạn X = 9.4.2, nhiệt độ nơi đây có khi lên đến 42 độ C. Rất khắc nghiệt! Còn được mệnh danh “Sa mạc châu Phi tại Việt Nam”.

Khu dự trữ là nơi cư trú của hơn 1.511 loài thực vật, 765 loài động vật. Vùng biển với 350 loài san hô, hàng trăm động vật biển… Về thực vật, phải kế đến 10 loài đặc hữu, 54 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam và 30 loài Sách đỏ Thế giới. Đặc biệt, khu bảo tồn Núi Chúa còn là nơi hiếm hoi tại nước ta xuất hiện rùa biển. Loài động vật này đến đẻ trứng hàng năm tại Bãi Thịt thuộc vùng biển nơi đây.

Núi Chúa được UNESCO công nhận là KBTSQ toàn cầu 2021.

Núi Chúa được UNESCO công nhận là KBTSQ toàn cầu 2021.

Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa ngoài giá trị đa dạng sinh học, còn là nơi lưu trữ các giá trị văn hóa địa phương độc đáo.

Di sản văn hóa từ cộng đồng các dân tộc Raglai, Chăm, Hoa, Kinh vẫn được bảo tồn. Từ các giá trị vật thể đến phi vật thể gần như được bảo tồn nguyên vẹn. Nổi bậc là các kiến trúc nghệ thuật như đình, chùa… Đặc biệt là hệ thống các tháp Chăm, các lễ hội truyền thống…

Núi Chúa được công nhận là KDTSQ toàn cầu là niềm tự hào rất lớn của Việt Nam. Đó cũng là thành quả đáng trân trọng sau rất nhiều nổ lực của từng cá nhân, của các tập thể. Đó là những cố gắng không ngừng nghỉ trong công tác bảo tồn, phát triển tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học. Khu Núi Chúa có nhiều hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học, học tập . Tuy nhiên, công tác tuyên truyền và giáo dục vẫn đang được chú trọng nghiêm ngặt. Nhằm nâng cao nhận thức, hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo tồn và bảo vệ đa dạng sinh học nơi đây.

Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa

Núi Chúa được UNESCO công nhận chính thức KDTSQ toàn cầu là nơi cư trú của 765 loài động vật.

Núi Chúa được UNESCO công nhận là KDTSQ toàn cầu là thành quả xứng đáng. Đó cũng là niềm tự hào của Việt Nam nói chung, Ninh Thuận nói riêng.

Xem thêm:

11 khu dự trữ sinh quyển thế giới của Việt Nam.

Check-in Cảnh đẹp Ninh Thuận.