Chiang Mai là một thành phố lớn phía Bắc và nổi tiếng của Thái Lan. Vùng đất đẹp dịu dàng với những triền núi xanh mát, thung lũng ngút ngàn và những chiều se lạnh. Không chỉ nổi tiếng với những ngôi chùa uy nghiêm, chứa đựng những bí mật của ngàn xưa. Nơi đây còn có nền văn hóa địa phương đặc sắc. Bạn là người yêu thích khám phá truyền thống bản địa, đừng bỏ lỡ những lễ hội ở Chiang Mai, mang đậm dấu ấn của đóa hồng phương Bắc này nhé!

LỄ HỘI SONGKRAN (TẾT TÉ NƯỚC).

Thời gian diễn ra lễ hội từ 13 -15/4 hàng năm.

Songkran là lễ hội lớn ở Chiangmai và cả Thái Lan.

Songkran là lễ hội lớn ở Chiangmai và cả Thái Lan. (theakyra).

SongKran là Tết truyền thống của đất nước Thái Lan. Vào thời điểm này, không chỉ ở Chiang Mai mà khắp nơi trên đất nước Thái Lan, mọi người sẽ cùng nhau té nước và chúc phúc cho nhau. Đây cũng là dịp trải nghiệm những hoạt động chào đón năm mới tưng bừng. Nhưng riêng ở Chiang Mai, có những nét độc đáo rất riêng, trong dịp tết SongKran, bạn hãy đến và trải nghiệm nhé!

LỄ HỘI LOI KRATHONG VÀ ĐÈN TRỜI YEE PENG.

Thời gian diễn ra lễ hội vào ngày 1/11 hàng năm.

Lệ hội ở Chiang Mai

Lệ hội ở Chiang Mai – Yee Peng. (Ảnh: xiaolinzi821).

Theo lịch cổ truyền Thái Lan, lễ hội diễ ra vào dịp rằm âm lịch tháng 12. Đây là lễ hội độc đáo thu hút mọi người khắp nới trên thế giới đổ về Chiang Mai. Để tham gia được lễ hội ánh sáng và linh thiêng bậc nhất này, bạn có khi phái đặt vé hàng năm trời để có được một vị trí đẹp tại khuôn viên trường Đại học Maejo để ngắm hàng chục ngàn đèn trời lung linh, ảo dịu. Nhưng nếu không có được một vị trí lý tưởng, bạn cũng đừng quá lo lắng. Dọc con đường Tha Phae theo hướng sông Ping và cầu Nawarat vào lúc chiều tà, bạn dễ dàng thấy dòng người đang mua đèn trời và hoa đăng.

LỄ HỘI HOA ANH ĐÀO CHIANG MAI.

Lễ hội ở Chiang Mai ngoài các lễ hội truyền thống mang đậm dấu ấn Thái Lan nói chung, phương Bắc nói riêng. Bạn còn có thể đến đây vào khoảng tháng 1 đến tháng 2 hàng năm. Đây là thời điểm hoa anh đào nở rộ. Và cũng là dịp tuyệt với để hòa mình lễ hội Hoa Anh Đào Chiang Mai được tổ chức tầm đầu tháng 2 hàng năm nhé!

Lễ hội ở Chiang Mai.

Lễ hội ở Chiang Mai đừng quên mùa hoa anh đào.

Lưu ý: Thời gian diễn ra các sự kiện có thể thay đổi. Trước khi xây dựng lịch trình du lịch Thái Lan, đừng quên cập nhật thông tin mới nhất từ địa phương. Hãy đến và hòa mình vào không khí độc nhất vô nhị này nhé!

Xem thêm:

1. Phương tiện đến Chiang Mai, Thái Lan.

2. Tất cả những gì cần chuẩn bị cho Chiang Mai Trip có ở đây.


Tìm hiểu thêm về Lễ hội ở Chiang Mai nổi tiếng trong và ngoài nước.

LỄ HỘI LOI KRATHONG.

Vào dịp lễ, người dân thả đèn Krathong xuống mặt nước trên khắp mọi miền vương quốc. Mọi người thường thả đèn tại các bến sông, ao hồ gần cạnh ngôi nhà của họ hay các đền chùa. Lễ hội Loi Krathong diễn ra khắp đất nước, nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến 4 tỉnh Sukhothai, Chiang Mai, Ayutthaya và Bangkok.

Lễ hội Loi Krathong diễn ra khắp Thái Lan.

Lễ hội Loi Krathong diễn ra khắp Thái Lan.

Ý nghĩa của “Loi Krathong”

Trong tiếng Thái, Loi có nghĩa là nổi. Krathong dùng để chỉ một chiếc bè hình hoa sen, được làm từ một phần thân chuối. Trên đó người ta trang trí bằng hoa, lá chuối, nến và nhang. Sau này, người ta có dùng bánh mì hoặc xốp thay thế. Tuy nhiên bánh mì sẽ thân thiên mội trường hơn bởi có thể phân hủy sinh học hoặc làm thức ăn cho cá. Còn xốp không được khuyến khích bởi gây ô nhiễm môi trường.

Người ta tin rằng việc thả trôi krathong sẽ mang lại cho bạn may mắn. Đặc biệt là nếu ngọn nến vẫn sáng cho đến khi nó trôi ra phía xa. Đôi khi, người ta còn trang trí thêm trên krathong bằng tóc và móng tay. Họ tin rằng điều này có thể loại bỏ những điều xấu xa, tội lỗi của bản thân. Bắt đầu năm mới và không có cảm giác tiêu cực nào.

Krathong có hình dáng hoa sen, được trang trí bày tỏ lòng tôn kính.

Krathong thường làm từ thân chuối và trang thí có hình dáng hoa sen. (Ảnh: naturepost).

Lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh đức Phật nguyên thủy và tỏ lòng thành kính với nữ thần nước vào cuối mùa mưa. Người ta thả Krathong thường có ít nhất 3 mong muốn:

  • Tỏ lòng tôn kính đối với dấu chân Đức Phật dưới lòng đại dương, Namatha Mahanathee.
  • Tỏ lòng biết ơn đến Thần Nước đã ban nước và xin tha thứ cho sự lạm dụng của con người trong năm vừa qua.
  • Thả trôi đi những muộn phiền trong quá khứ và cầu chúc những điều may mắn và tài lộc trong năm mới.
Ngoài ra còn có lễ hội Krathong Sai.
Krathong Sai là lễ hội được tổ chức tại tỉnh Tok. Người dân thả một ngọn đèn Krathong khổng lổ được trang trí bắt mắt xuống nước trước. Rồi theo sau là hàng ngàn chiếc đèn được làm từ gáo dừa và kết thúc cũng bằng một chiếc đèn khổng lồ.

Ngày nay, đến miền Bắc Thái Lan, du khách rất muốn được hoà mình lễ hội ở Chiang Mai. Vậy lễ hội này bắt đầu từ khi nào?

Có rất nhiều câu chuyện về nguồn gốc của lễ hội Loi Krathong. Một trong những nguồn gốc được nhắc đến, đó là Thái Lan từ xưa vốn là nền kinh tế nông nghiệp. Đời sống người dân luôn gắn liền với hình ảnh những con sông. Theo người Thái, nữ thần của dòng sông có tên là Pra Mae Khongkha. Để tỏ lòng tôn kính, người ta quyết định làm một Krathong để thờ cúng, tỏ lòng biết ơn cũng như cầu xin sự tha thứ. Họ cũng xem đây là thời điểm tạm biệt những điều không hay trong cuộc sống, rửa sạch tội lỗi của năm cũ. Và cũng là thực hiện những điều ước cho năm mới đến.

Đến hiện tại, thời điểm đầu tiên mà lễ hội diễn ra vẫn chưa được xác định. Nhưng người ta tin rằng, lễ hội có thể bắt đầu từ thời vương quốc Sukhothai. Dưới thời trị vì của triều đại Vua Ram Kamhaeng, lễ hội có tên là “Jong Prieng” hoặc “Lễ hội thả lồng đèn”. Ngày này, hàng năm tại tỉnh Sukhothai, lễ hội thả đèn với tên gọi “Pao Thein Len Fai”là sự kiện vui chơi, giải trí hoành tráng bậc nhất của tỉnh thành này.

“Pao Thein Len Fai” được nhắc đến trên bia điêu khắc số 1 của Vua Ram Kamhaeng. Có nghĩa là: Đốt nến, vui đùa cùng ngọn lửa.
Loi Krathong

Loi Krathong and Candle Festival 2019 ở Sukhoithai.

LỄ HỘI ĐÈN TRỜI YEE PENG.

Lễ hội Yee Peng (hay Yi Peng), là lễ hội Krathong theo phong cách miền Bắc. Nhưng thay vào đó, họ thả những ngọn đèn lên trời. Những ngọn đèn này được gọi là Khom Loi. Và nơi nổi tiếng diễn ra lễ hội này chính là tỉnh Chiang Mai.

Mọi người đến từ khắp nơi trên thế giới để chọn một chiếc đèn lồng thả lên trời. Vào thời gian này, người dân địa phương thường đi chùa theo truyền thống Phật Giáo. Sẽ diễn ra các hoạt động như cúng dường đèn lồng cho các nhà sư, nghe các nhà sư cầu nguyện và thiền định.

Yee Peng có nghĩa là đêm trăng tròn vào tháng 2 âm lịch Lanna (hoặc tháng 11). Yee (Yi) có nghĩa là ‘hai’,  peng có nghĩa là ‘ngày trăng tròn’.

Hãy đến vào thời gian lễ hội ở Chiang Mai. Đặc biệt vào dịp Loi Krathong và Yee Peng!

Người dân Chiang Mai trang trí nhà cửa trong ánh đèn và thả hàng nghìn chiếc đèn lồng giấy lên bầu trời, thả krathong trên sông. Người dân địa phương tin rằng thời điểm này, các con sông đầy nhất và mặt trăng sáng nhất. Là thời điểm hoàn hảo để ‘lập công’, hãy thả krathong của bạn trên sông Ping. Hoặc thắp sáng đèn lồng của bạn và thực hiện một ước muốn may mắn trong năm mới.

Ngoài ra, bạn cũng sẽ có dịp hòa mình vào không gian lễ hội ánh sáng cùng các hoạt động văn hóa nghệ thuật địa phương đặc sắc. Phải kể đến như những buổi biểu diễn khiêu vũ truyền thống của Thái Lan. Hay cuộc diễu hành chính thức ‘Yee Peng Parade’ quanh cổng Thành phố Cổ và xuống Đường Tha Phae. Và không thể bỏ qua các buổi biểu diễn nhạc sống và thủ công mỹ nghệ…

Lệ hội ở Chiang Mai

Hòa mình và không gian rực rỡ của lễ hội Chiang Mai.