Chúng ta thường nghe nhắc đến thủ đô Paris của nước Pháp với danh xưng Kinh đô ánh sáng. Vậy vì sao Paris được mệnh danh là Kinh đô ánh sáng?
Đầu tiên, phải kế đến nguồn gốc theo nghĩa đen, bắt nguồn vào cuối thế kỷ 17.
Khi ấy, xuất hiện những tệ nạn tại những khu vực công công của đường phố Paris. Để hạn chế vấn nạn này, trung tướng cảnh sát Garbrid Nicolas ra lệnh thắp một cây nến hoặc một cây đèn vào ban đêm. Với hy vọng rằng, ánh sáng đặt bên cửa sổ này vào ban đêm sẽ ngăn chặn được tình trạng gia tăng tội phạm.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế này, có lẽ cũng là nguồn gốc của Kinh đô ánh sáng (Ville De Lumiere) theo nghĩa đen. Tuy nhiên, phải kể đến sự kiện vào năm 1820. Paris thông qua hệ thống chiếu sáng công cộng bằng gas bở kỹ sư Phillippe le Bon hết sức thành công. Cảnh rực sáng về đêm của Paris gây nên ấn tượng mạnh trong cả khu vực. Từ đó, có nhiều người bắt đầu gọi Paris là kinh đô ánh sáng.
Tuy nhiên, danh xưng này được nhiều người biết đến bởi nghĩa bóng nhiều hơn. Đó cũng là sự tự hào của cư dân thành phố. Paris nổi tiếng với vị trí trung tâm văn hóa, tri thức của thế giới.
Nước Pháp còn được mệnh danh là cái nôi văn hóa châu Âu. Nhiều công trình văn hóa, kiến trúc đồ sộ và nổi tiếng khắp thế giới. Như tháp Eiffel, nhà thờ Đức Bà Paris, các viện bảo tàng, nhà hát… Trải qua nhiều thời kỳ, chính quyền và người dân vô cùng chú trọng đến việc bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật này.
Đây cũng từng được xem là kinh đô thời trang cao cấp với nhiều khu phố xa xỉ. Mấy trăm năm qua đi, sự lộng lẫy của Paris mỗi khi lên đèn, sự lưu giữ các giá trị văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc tri thức thế giới, danh xưng ấy vẫn đúng dành cho thành phố thơ mộng này.