Nếu bạn nghĩ rằng Quốc hoa của một nước chỉ là một loài hoa duy nhất được chọn. Thì thông tin dưới đây sẽ làm bạn có thêm một góc nhìn. Quốc hoa Indonesia có đến ba loại hoa khác nhau nằm trong danh sách chính thức.
Quốc hoa Indonesia có 3 đại diện.
Tính đến thời điểm hiện tại, Indonesia không chỉ có diện tích lớn nhất khu vực với 1.860.360 km2. Mà trong danh sách Quốc hoa các nước Đông Nam Á, quốc gia này còn có nhiều loài hoa được chọn làm quốc hoa nhất. Danh sách quốc hoa của Indonesia hiện có 3 loài hoa được Nghị định số 4 của Tổng thống vào năm 1993 thông qua. Đó là những sắc hương nào?
1. Hoa nhài Ả Rập – tên khoa học: Jasminum sambac.
Hoa nhài hay hoa lài là loài hoa phổ biến, dễ trồng và dễ dàng tìm thấy ở Indonesia. Tuy nhiên chỉ có Hoa nhài Ả Rập được chọn là một trong ba quốc hoa tại quốc gia này. Hoa phát triển tốt ở vùng khí hậu nhiệt đới. Hoa màu trắng, nhỏ, hương thơm dịu nhẹ. Được xem là biểu trưng cho sự thuần khiết và tôn nghiêm. Xuất hiện trong các lễ vật hoặc phụ kiện trong các nghi lễ tôn giáo ở một số vùng của quốc gia này.
Hương thơm hoa nhài có tác dụng giảm căng thẳng. Hoa còn được dùng trong tẩm ướp trà, là thức uống rất được ưa thích. Đây cũng là loài hoa được yêu thích và cũng là Quốc hoa của Philippines.
2. Hoa lan mặt trăng (Moth Orchid). Tên khoa học: Phalaenopsis amabilis.
Hoa lan mặt trăng là một trong số loài lan thuộc họ Orchidaceae, có nguồn gốc từ Đông Ấn và Úc. Ở Ấn Độ còn có tê gọi là hoa bướm (moth orchid), ở Indonesia được gọi là Anggrek bulan.
Hoa lan mặt trăng rất phổ biến và được yêu thích tại Indonesia. Một năm, lan trưởng thành có thể cho ra hoa 2-3 lần. Hoa đẹp, có màu trắng, cánh lớn, hình dạng như cánh bướm đêm. Loài hoa này mọc bám vào cành hoặc than cây khác, hình thức phụ sinh.
3. Hoa xác thối. Tên khoa học: Rafflesia Arnoldii.
Tên gọi Rafflesia Arnoldii được đặt tên theo tên của tiến sĩ Tiến sĩ Joseph Arnold và trưởng đoàn thám hiểm Thomas Stamford Raffles. Năm 1818, đoàn thám hiểm do ngài Raffles dẫn đầu đến tỉnh Bengkulu. Tại đây, loài hoa lớn nhất thế giới này đã được tìm thấy.
Rafflesia arnoldii không có lá nên nó không thể tự quang hợp và lấy chất dinh dưỡng từ cây chủ. Đóa hoa siêu to khổng lồ này mọc ở các sườn đồi dốc cao, khoảng 365m so với mực nước biển. Tại Indonesia, loài hoa chỉ có trên đảo Sumatra, rất quý hiếm (hai vùng khác có sự xuất hiện của hoa xác thối là Kalimantan(*) và Philippines).
Không chỉ đăc biệt bởi mùi đặc trưng như mùi thịt thối, mà còn nổi tiếng với kích thước khổng lồ. Người ta chỉ ra rằng, hoa xác thối có đến 5 mùi, mà có vẻ các mùi đều không thân thiện cho lắm. Điểm danh nhé: mùi mồ hôi, mùi tỏi, mùi thịt đang phân hủy, phân người và cá đang thối rửa. Nếu có cuộc thi thể hình cho các loài hoa, chắc chắn hoa xác thối lực lưỡng này sẽ hạ knockout các đối thủ ngay lập tức. Đường kính hoa có thể rộng đến 1 mét, nặng đến 11 kg. Được xem là loại hoa quý hiếm nhất Indonesia, và đặc biệt quý hiếm trên thế giới. Loại này 7 năm mới nở hoa, nở trong vòng 24- 36 tiếng. Đặc biệt khi nở, nhiệt độ của đỉnh hoa lên đến 36.7 độ.
(*): Kalimantan hay Borneo là đảo lớn nhất châu Á, thứ 3 thế giới. Về chính trị, đảo phân chia giữa ba quốc gia Indonesia, Brunei, Malaysia.