Nếu có một loại bánh đẹp đến nỗi không nỡ ăn thì chắc có lẽ Wagashi (mà điển hình là Nerikiri) sẽ được ghi tên đầu tiên vào danh sách này. Wagashi là tên chung để gọi các loại đồ bánh ngọt truyền thống và đặc trưng của Nhật Bản. Wagashi mang dấu ấn độc đáo đã trở thành biểu tượng và là niềm tự hào của nền văn hóa ẩm thực tinh tế xứ hoa anh đào.

Ảnh @wagashi_art

Thật ngữ “Wagashi” xuất hiện từ thời kỳ Minh Trị (1868 – 1912).

Wagashi có nghĩa là “đồ ngọt Nhật Bản” hay “đồ ăn nhẹ Nhật Bản”, phân biệt với các loại bánh kẹo nhập khẩu từ châu Âu. Có tài liệu cho rằng, cảm hứng cho những chiếc bánh siêu xinh này có thể từ bánh kẹo và Dim Sum của Trung Quốc. Wagashi được xem là món quà tuyệt vời với hương vị độc đáo, tạo hình đẹp mắt. Chúng có thể thay đổi tùy theo vùng, mùa hoặc đơn giản là tầm nhìn của nghệ nhân.

Wagashi là gì? Có bao nhiêu loại Wagashi?

Như vừa đề cập, Wagashi là tên gọi chung được sử dụng cho các loại bánh ngọt truyền thống và đặc trưng của Nhật Bản. Các thành phần khác bao gồm mochi (hoa gạo), anko (đậu azuki), nước, đường, bột bắp và trái cây. Chúng thường được đặt tên theo thơ ca và có hương vị độc đáo giữa các vùng và mùa này sang mùa khác. Các món ăn nhẹ theo mùa như sakura mochi đặc biệt phổ biến trong khi hương vị hạt dẻ được ưa chuộng vào mùa thu.

Có rất nhiều biến thể của Wagashi. Vậy làm sao để phân loại khi có quá nhiều wagashi?

Không có định nghĩa tiêu chuẩn về Wagashi! Tuy nhiên, dễ dàng nhất có thể phân loại theo phương pháp chế biến. Và đây chính là 8 loại được phân chia bởi Hiệp hội Wagashi Tokyo:

  1. Mochimono (bánh kẹo làm từ mochi gạo): Kashiwamochi, Daifuku, Ohagi, v.v.
  2. Mushimono (bánh kẹo làm bằng cách hấp): Mushimanju, Kurimushiyokan, v.v.
  3. Yakimono (bánh kẹo làm bằng cách nướng; bao gồm các loại được nấu trên đĩa đồng gọi là hiranabe và các loại được nướng trong lò)
  4. Hiranabemono: Dorayaki, Sakuramochi, v.v. Obunmono: Kurimanju, Castella, v.v
  5. Nagashimono (bánh kẹo làm bằng cách đổ nguyên liệu vào khuôn): Yokan, v.v.
  6. Nerimono (bánh kẹo làm bằng cách tạo hình nhân đậu): Nerikiri, Konashi, v.v.
  7. Okamono (bánh kẹo được làm bằng cách kết hợp các thành phần riêng biệt): Monaka, v.v
  8. Uchimono (bánh kẹo được đặt trong khuôn và làm cứng qua quá trình đập): Rakugan, v.v.
Nerikiri

Nerikiri – Ảnh @maru.mame.sweets

Nerikiri là một loại wagashi cho phép bạn thỏa sức sáng tạo, vì nó được làm từ bột đậu trắng và mochi, và có thể được tạo hình bằng tay thành nhiều kiểu dáng khác nhau.

Wagashi có đặc điểm theo mùa.

Nhật Bản là một đất nước có bốn mùa rõ rệt. Ý thức về các mùa cũng đã ăn sâu vào đời sống hàng ngày của người dân. Bạn có thể cảm nhận sự tương quan giữa Wagashi và mùa thông qua sự thay đổi Wagashi bày bán trong các cửa hàng.

Từng mùa  sẽ có các loại bánh khác nhau, cảm nhận đất trời bốn mùa trong từng đường nét tinh tế của những chiếc bánh. Đó là chiếc bánh hoa anh đào mùa xuân. Đó là họa tiết mùa hè với cá vàng tung tăng, pháo hoa, nước biển, dòng sữa… Đó là một chiếc lá thu. Đó là tĩnh mịch với cánh đồng tuyết mùa đông… Tất cả vừa đẹp mắt vừa ngon miệng.

Bánh nghệ thuật Nhật Bản

“Camellia sasanqua” – Ảnh @wagashi_art

Camellia sasanqua là một trong những loài hoa đáng yêu nhất của mùa đông, duyên dáng về hình thức, màu sắc dịu dàng và hương thơm dễ chịu. Mỗi năm bông hoa trà tuyệt đẹp nở, cảm thấy mùa đông đã đến…

Wagashi phổ biến theo mùa hoặc cả năm. Nhưng cũng có Wagashi chỉ xuất hiện vào một dịp đặc biệt trong năm.

Như bánh kashiwa mochi, có mặt như một truyền thống vào ngày lễ dành cho bé trai ngày 5 tháng 5 (ngày Tango no Sekku). Do đó, sau ngày Tango no Sekku, bạn  nó sẽ “biến mất” cho đến 5 tháng 5 năm sau. Bánh kashiwa mochi hình tròn phẳng, được làm bằng bột gạo uruchi, được chia thành hai phần, giữa đậu, bọc bên ngoài là lá cây sồi.

Với người Nhật, ngày 5/5 là lễ đặc biệt. Các gia đình thường treo cờ cá chép (Koinobori) tượng trưng cho những bé trai khoẻ mạnh thông minh với ý nghĩa “cá vượt vũ môn” và còn trang trí các bộ áo giáp Kabuto mang theo ước nguyện của những bậc cha mẹ mong muốn cho con mình sẽ thành đạt trong cuộc sống.

Trong tên bánh kashiwa mochi, kashi nghĩa là sồi. Nó cũng mang ý nghĩa như cây tùng, cây bách, cây sồi tượng trưng cho ý chí vươn lên và sức mạnh vượt qua khó khăn thử thách của một đấng nam nhi.

Wagashi thường được thưởng thức khi kết hợp với một tách trà xanh.

Wagashi thường được thưởng thức với trà xanh

Wagashi thường được thưởng thức với trà xanh. Ảnh @tasteofkansai

Ngày nay, wagashi có thể được tìm thấy trên khắp Nhật Bản. Bánh ngọt được phục vụ tại một số quán cà phê, nhà hàng, đền thờ và khu vườn, nơi phục vụ trà. Kyoto có rất nhiều cửa hàng ăn vặt truyền thống, nơi du khách có thể thưởng thức wagashi. Phố mua sắm Nakamise ở Asakusa, Tokyo cũng là một gợi ý lý tưởng để nếm thử những món bánh vô cùng xinh đẹp này.

Bạn đã tìm được loại wagashi mình yêu thích chưa? Có thể nói, thưởng thức Wagashi không chỉ là hương vị mà còn là trải nghiệm của tất cả các giác quan. Kiểu dáng, màu sắc của Wagashi không chỉ vô cùng bắt mắt, tỉ mỉ mà ăm ấp trí tưởng tượng và sức sáng tạo không thua kém bất kỳ môn nghệ thuật nào khác! Bạn đã sẵn sàng đắm chìm vào thế giới nghệ thuật đầy mê hoặc này!

XEM THÊM

Quốc hoa Nhật Bản