Nhắc đến Quốc hoa Nhật Bản, nhiều người trong chúng ta thường nghĩ ngay đến Sakura. Loài hoa đẹp, ngọt ngào nổi tiếng làm nên “Xứ sở hoa anh đào”. Nhưng hoa cúc mới là loài hoa được chọn là quốc hoa tại đất nước mặt trời mọc.

Quốc hoa Nhật Bản – hoa cúc (Chrysanthemum) đôi khi được gọi là “mumingtons” hoặc “chrysanths”, thuộc họ Cúc. Trong tiếng Hy Lạp, ‘Chrys’ có nghĩa là vàng (màu của những bông hoa ban đầu). Và ‘anthemun’, có nghĩa là hoa. 

Quốc hoa Nhật Bản.

Quốc Hoa Nhật Bản.

Vì sao hoa cúc được lựa chọn cho vị trí cao quý: Quốc hoa Nhật Bản?

Người ta tin rằng, hoa cúc trở thành biểu tượng của Hoàng gia Nhật có thể khởi nguồn từ thời Hoàng đế Go-Toba (1180 -1239). Hoa cúc được nhà vua chọn làm biểu tượng cá nhân của mình. Trong chiều dài lịch sử, hoa cúc đại đóa được coi là Con dấu Hoàng gia của Nhật Bản. Nó biểu tượng cho tuổi thọ và tái sinh. Cũng được xem là nguồn gốc hậu duệ Nữ thần Mặt Trời – Nhật hoàng.

Quốc hoa Nhật Bản

Hơn 350/200.000 giống hoa cúc trên thế giới có thể được tìm thấy ở Nhật Bản.

“Huy hiệu hoa cúc” biểu thị mối liên hệ với Nhật hoàng. Năm 1867, huy hiệu này cũng chính thức trở thành Quốc huy của Nhật Bản.

“Ngôi vị hoa cúc” là tên đặt cho vị trí của Nhật hoàng và ngai vàng. (Trên thực tế, có một ngai vàng hoa cúc thật. Đó là một chiếc ghế được trang trí công phu (takamikura). Được các hoàng đế ngồi lên trong lễ đăng quang).

“Huân chương Hoa cúc” tối cao là một vinh dự của Nhật Bản do Thiên hoàng trao tặng. (Theo lời khuyên của chính phủ).

Ở Nhật Bản, hoa cúc là biểu tượng của Thiên hoàng và Hoàng gia. Trước đây chỉ được trồng trong hoàng cung hoặc vườn nhà vương tôn, quý tộc.

Ngày nay hoa cúc được trồng phổ biến ở Nhật Bản, còn được người dân gọi là hoa Cát Tường. Nó biểu thị cho sự trường thọ, thanh xuân bất tử. Hoa cũng được sử dụng làm dược thảo chữa bệnh. Không chỉ thể hiện đẳng cấp quý tộc, gắn liền với cuộc sống người dân với nhứng giá trị tinh thần cao quý. Nó còn mang biểu tượng đầy đặn, phúc hậu và bản chất tốt đẹp. Đặc biệt, còn là biểu trưng xinh đẹp của mùa thu xứ Phù Tang.

Hoa cúc là loài hoa biểu tượng, mang nhiều ý nghĩa tinh thần ở nhiều quốc gia. Ở Châu Á, tượng trưng cho sự trường thọ nên còn dùng nhiều trong các nghi lễ. Hoa cúc vàng thì tượng trưng cho ánh sáng mặt trời, sức nóng. Hơn thế, loài hoa này còn được xem là tượng trưng cho niềm vui, hạnh phúc, thông minh và năng lượng.

Quốc hoa Nhật Bản có ý nghĩa dân tộc cao quý, là hình ảnh Quốc huy, là hình tượng của Huy chương của đất xứ phù tang. Đại sứ quán Nhật Bản ở các nước, hoa cúc xuất hiện ở các tòa nhà ngoại giao. Nơi thể hiện quyền lực nhà nước mang tính biểu tượng của Hoàng đế. Các đền thờ Thần đạo do nhà nước ban tặng cũng gắn liền với hình ảnh hoa cúc; đáng chú ý nhất trong số này là Tokyo’s Yasukuni Shrine.c.

Quốc hoa Nhật Bản

Quốc huy Nhật Bản là hình ảnh hoa cúc và được in trên Hộ chiếu. Hoa cúc cũng được in hoa văn trên bìa hộ chiếu của Nhật Bản. Hoa cúc 16 cánh trong quốc huy của Nhật Bản mang ý nghĩa mặt trời đang chiếu sáng – đại diện cho xứ sở mặt trời mọc.

Hình ảnh Quốc hoa Nhật Bản gắn liền với  đời sống hàng ngày.

Xuất xứ từ Trung Quốc và được trồng đầu tiên ở Nhật vào thời Nara và Heian (710 – 1185), gắn với Hoàng gia. Sau đó các gia tộc bắt đầu trồng để biểu thị sự ủng hộ mối quan hệ tốt đẹp với Hoàng gia. Và bắt đầu phổ biến nhất vào thời kỳ Edo (1603 – 1868). Và ngày nay, loài hoa này có mặt gần như khắp đất nước. Có thể bạn ít nghe hơn, nhưng Nhật Bản còn được gọi là “đất nước hoa cúc”. Nó xuất hiện gắn liền với nhiều khía cạnh cuộc sống.

Trong ẩm thực, phải kể đến rượu, trà hoa cúc, các món ăn hoặc món bánh truyền thống (bánh wagashi với Kikunoka tháng 9). Tại các nhà hàng Nhật Bản, hoa cúc được dùng trong nghệ thuật trang trí món ăn.

Trong nghệ thuật truyền thống, loài hoa này là họa tiết phổ biến như ikebana (nghệ thuật cắm hoa), trang trí sứ và thiết kế kimono, được in trên đồng xu 50 yên.

Quốc hoa Nhật Bản

Lễ hội Hoa cúc.

Hoàng gia Nhật thường tổ chức một bữa yến tiệc thịnh soạn chỉ để thưởng ngoạn hoa cúc nở rực rỡ vào đúng ngày Hội Choyo (Lễ hội hoa cúc – ngày 9 tháng 9 hàng năm). Ngày này, các cuộc triển lãm búp bê hoa cúc cũng như các hội chợ hoa cúc diễn ra tưng bừng tại nhiều nơi trên đất Nhật.

Lễ hội búp bê hoa cúc

Qua bàn tay nghệ nhân, ma-nơ-canh trở nên sống động đầy màu sắc.

Lễ hội tôn vinh hoa cúc vào thời gian tháng 10, 11 hàng năm. Có thể kể đến lễ hội hoa cúc được tổ chức trong khuôn viên đền Yasukumi, đền Meihi. Hay Lễ hội Hoa cúc tại ngôi đền Inari Kasama, tỉnh Ibaraki (từ 15/10 đến 15/11). Lễ hội Hoa cúc tại ngôi đền này được bắt đầu từ năm 1908 do vị chủ trì của ngôi đền khởi xướng, nhằm xoa dịu nỗi đau sau chiến tranh. Từ đó, thành thông lệ mỗi năm được tổ chức với các chủ đề khác nhau. Thường xoay quanh cuộc sống của người dân và các nhân vật lịch sử. Mà điểm nhấn của lễ hội búp bê hoa cúc, qua bàn tay nghệ nhân trở thành kiệt tác, lộng lẫy sắc màu tươi sáng, thanh thoát.

Búp bê hoa cúc

Búp bê hoa cúc. Ảnh: Yuzuki – Festivalgo.

Búp bê hoa cúc (Kiku Ningyo) trở thành ngành thủ công mang nghệ thuật truyền thống đặc sắc. Có thể nói là chỉ tìm thấy duy nhất tại Nhật Bản. Với Kiku Ningyo, khắc họa rõ nét phong cách sống của người Nhật: kiên nhẫn, tinh tế và cầu kỳ.  Triễn lãm búp bê hoa cúc được tổ chức hàng năm, trong đó phải kể đến  “Triển lãm búp bê hoa cúc Nihonmatsu”. Sự kiện lớn này được tổ chức tại di tích lịch sử của lâu đài Nihonmatsu. G, thành phố Nihonmatsu. Lễ hội “ Búp bê hoa cúc” được tổ chức tại Fukushima cũng là một điển hình.

Quốc hoa Nhật Bản Chrysanthemum – dáng hoa đẹp, hương thơm dịu dàng còn được coi là loài hoa giao mùa của tháng 9. Với nhiều người, hoa cúc không xinh đẹp hay nổi tiếng bằng hoa anh đào. Tuy nhiên, với người Nhật, một tình cảm đặc biệt gắn kết đối với quốc hoa, như tinh thần với Nhật hoàng, như lòng tin trường tồn vĩnh cửu dân tộc.

Xem thêm nguồn tham khảo tại đây.

Quốc hoa Hàn Quốc “góp mặt” trong Squid Game?