Nếu nhắc đến hoa, bạn sẽ nghĩ đến điều gì đầu tiên? Đẹp và tỏa hương thơm! Vâng, đó có lẽ là điều mà gần như ai cũng liên tưởng đến ngay khi nhắc đến món quà xinh đẹp mà tạo hóa đã ban tặng cho thế giới này. Tuy nhiên, cặp bài trùng “đại ca, đại tỉ” dưới đây có thể sẽ cho bạn thêm một cảm nhận khác biệt đấy. Hoa xác thối hay hoa xác chết!! Nghe cái tên là đã thấy vị đậm đà, hương bùng nổ rồi phải không? Nhưng đó chưa phải là tất cả!

Ms Sun

Ngoài đặc trưng lay động lòng người với một mùi hương “bịt mũi” khi ngửi, thì đây còn là một bông hoa siêu to khổng lồ nữa nha! Cặp đôi vàng trong làng vang dội sớm trên làng dưới. Không dừng lại, nó còn vươn tầm thế giới, vụt sáng như ngôi sao hạng A!

Bạn biết không? Hai loài hoa xác thối này đang top 1 những bông hoa có độ khủng về chiều cao và cân nặng đấy. Nó giữ kỷ lục bông hoa lớn nhất thế giới. Đứng trong danh sách những dòng hoa thuộc hàng cực quý, cực hiếm. Và hương thơm thì… được miêu tả có mùi giống như mùi của miếng thịt thối vậy đó.

Hoa xác thối

Cả hai đóa hoa đang tự tin tỏa sáng ở trên đều có đặc điểm là siêu to khổng lồ và mùi hôi đặc trưng – Đó cùng là đặc điểm riêng giúp loài hoa này nổi tiếng khắp thế giới. Nhiều người nghĩ rằng hoa xác thối Rafflesia Arnoldii và hoa xác thối Amorphophallus titanum là một loài hoa giống nhau. Tuy nhiên, hai loài hoa này thực sự rất khác nhau, cả về hình dạng, cấu trúc thực vật, môi trường sống và nguồn gốc. Cùng xem thêm thông tin khác nhau thú vị về hai sắc hương này nhé!

  1. Rafflesia Arnoldii (Padma Giant Rafflesia).

Đứng cùng danh sách hai loài hoa khác được công nhận là quốc hoa Indonesia vào 1993. Nếu như hoa nhài Ả Rập trắng xinh với hương thơm ngọt ngào, hay Anggrek Bulan (Phalaenopsis amabilis) xinh đẹp quyến rủ thì anh cả Rafflesia arnoldii chọn cách tỏa sáng riêng bởi sự hiếm có, mùi hương đặc thù và body “cơ bắp” không lẫn với bất kỳ loài hoa nào trên thế giới.

Quốc hoa Indonesia

Hoa xác thối là một trong 3 quốc hoa Indonesia.

Tên gọi Rafflesia Arnoldii được đặt tên theo tên của tiến sĩ Tiến sĩ Joseph Arnold và trưởng đoàn thám hiểm Thomas Stamford Raffles. Năm 1818, đoàn thám hiểm do ngài Raffles dẫn đầu đến tỉnh Bengkulu. Tại đây, loài hoa lớn nhất thế giới này đã được tìm thấy.

Rafflesia arnoldii là thực vật ký sinh, không thân, không rễ và không có lá nên nó không thể tự quang hợp mà lấy chất dinh dưỡng từ cây chủ. Hoa có màu đỏ cam, được tìm thấy ở các khu rừng nhiệt đới của Indonesia. Tại Indonesia, loài hoa chỉ có trên đảo Sumatra, rất quý hiếm. Hai vùng khác có sự xuất hiện của hoa xác thối là Philippines và Kalimantan – còn gọi là Borneo là đảo lớn nhất châu Á, thứ 3 thế giới. Về chính trị, đảo phân chia giữa ba quốc gia Indonesia, Brunei, Malaysia).

Phan Thùy Dương

Ảnh: Jeremy Holden.

Người ta cũng tìm thấy sự xuất hiện của hoa xác thối tại vườn quốc gia Kao Sok, Thái Lan. Đây cũng là một trong những điểm nhấn thu hút khách du lịch tìm đến để chiêm ngưỡng loài hoa đặc biệt độc lạ, quý hiếm này.

Loài hoa này có độ nở lớn nhất thế giới. Khi nở rộ, Rafflesia phát ra mùi khó chịu, tương tự như mùi của thịt thối rữa. Mùi này thu hút côn trùng thụ phấn cho cây nếu như chúng may mắn không bị nuốt chửng. Hoa có màu đỏ hoặc cam 5 cánh với chiều rộng lên đến 1 mét, và nặng đến 11kg. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, phải mất 9 tháng để chuyển hóa hết quá trình hạt đến ra hoa. Hoa nở chỉ trong vòng từ 5-7 ngày.

Phan Thùy Dương

Google kỷ niệm 25 năm hoa Rafflesia Arnoldi được chỉ định là quốc hoa của Indonesia (1993 – 2018).

Phát triển mạnh trong các khu rừng nhiệt đới, Rafflesia đang có nguy cơ tuyệt chủng do mất môi trường sống. Chúng cũng đối mặt với nạn săn trộm. Những tay săn trộm thu hoạch chồi non bán cho một số người dùng làm thuốc. Cây không thể phát triển trong điều kiện nuôi nhốt. Và vì hầu hết các loài Rafflesia chỉ có hoa đực hoặc hoa cái, nên việc thụ phấn là rất hiếm. Côn trùng trước tiên phải đáp xuống hoa đực, tránh bị ăn, sau đó vận chuyển phấn hoa đến hoa cái. Nếu sự thụ phấn xảy ra, hoa sẽ tạo ra một quả có vỏ nhẵn. Nếu may mắn, sóc và chim, những loài thích loại trái cây này có thể giúp phân tán hạt giống.

  1. Hoa xác chết Titan Arum hay Bunga Bangkai (tiếng Indonesia).Ảnh: @gkgegkẢnh: @gkgegk

Giống như Rafflesia, Titan Arum (tên khoa học Amorphpophallus titan) phát ra mùi thịt thối rữa để thu hút các loài thụ phấn. Loài hoa này cũng nằm trong danh sách những loài hoa hiếm ở Indonesia và thế giới.

Khác với Rafflesia, hoa nở trông giống một cái bát phát triển theo chiều rộng. Hoa Titan Arum chọn lối đi riêng, phát triển vươn cao. Hoa cao khoảng 4m, đường kính 50 – 70 cm. Nếu chất dinh dưỡng dự trữ đủ lớn, hoa có thể có đường kính lên tới 1,5m, cao 6m, tới 77kg. Wow!

Khác với hoa Rafflesia có màu nâu đỏ, hoa Titan Arum có màu kem. Còn được gọi với tên hoa tử đằng khổng lồ. Mùi của loài hoa này được cho là còn nồng hơn rất nhiều so với rafflesia.

Bunga Bangkai

Ành @viva.co.id

Khác với Rafflesia, Titan Arum thuộc bộ khoai môn có củ, có thể trồng được bằng củ hoặc hạt. Vòng đời hoa Titan Arum trãi qua hai thời kỳ (phát triển và sinh dưỡng).  Rafflesia arnoldii có hoa đơn lớn nhất trong thế giới của tất cả các loài thực vật có hoa, trong khi hoa xác chết được biết đến là loài thực vật có hoa (bách hợp) lớn nhất trên thế giới.

Trong thời ky sinh dưỡng, một thân và lá xuất hiện giống như quả đu đủ. Hoa chỉ mọc được khi củ dưới đất được 4 kg. Sau một thời gian, các cơ quan sinh dưỡng này khô héo và củ không hoạt động. Nếu thức ăn dự trữ trong củ đầy đủ và môi trường hỗ trợ, “hoa tử đằng khổng lồ” sẽ chào đời. Khi thiếu thức ăn dự trữ, lá sẽ mọc trở lại.

Vòng đời cuả Amorphpophallus titan. Ảnh @internet.

Có lẻ, trên đời này, những gì lạ khác biệt đều khiến con người ta càng tò mò muốn biết. Nên dù có tay bịt mũi, mắt ngắm hoa thì người ta vẫn cố gắng vượt qua để khám phá. Dù gì, có dịp chiêm ngưỡng nhan sắc thiên phú và mùi hương đặc trưng không loài hoa nào có được, thì quả cũng là một vinh hạnh và đáng để một lần trải nghiệm phải không?

Xem thêm: QUỐC HOA INDONESIA