Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, tính đến thời điểm hiện tại, có 204 quốc gia trên thế giới. Trong đó có 193 quốc gia được công nhận và đang là thành viên của Liên Hợp Quốc. Mỗi quốc gia điều có những biểu trưng riêng của dân tộc. Trong đó phải kể đến là Quốc kỳ với nhiều màu sắc và mang ý nghĩa, dấu ấn riêng của mỗi quốc gia. Nhưng có một lá quốc kỳ khác hẳn với còn lại về hình dáng thiết kế. Lá quốc kỳ này cũng được xem là Quốc kỳ đặc biệt nhất thế giới – Quốc kỳ Nepal.
Quốc kỳ Nepal

Quốc kỳ Nepal được xem là Quốc kỳ đặc biệt nhất thế giới

Quốc kỳ Nepal được chính phủ thông qua vào ngày 16 tháng 12 năm 1962.

Xét về hình dáng, duy nhất quốc kỳ Nepal hiện tại không phải là hình tứ giác. Mà thay vào đó, quốc kỳ Nepal có thiết kế là hai hình tam giác vuông chồng lên nhau. Mỗi chi tiết trên lá cờ này đều mang ý nghĩa.

🇳🇵 Hai hình tam giác tượng trưng cho dãy núi Himalaya và đại diện cho hai tôn giáo lớn nhất tại quốc gia này là Ấn Độ giáo và Phật giáo.
🇳🇵 Màu đỏ là màu tượng trưng cho sự dũng cảm & chiến thắng, và cũng là màu của quốc hoa Nepal – đỗ quyên.
🇳🇵 Viền của lá cờ có màu xanh dương, là màu sắc tượng trưng cho hòa bình cũng như sự hòa hợp.

Hình ảnh mặt trăng và mặt trời trên quốc kỳ đặc biệt nhất thế giới này mang một ý nghĩa dân tộc to lớn. Đó là niềm tin đất nước trường tồn theo thời gian, vĩnh cửu như nhật nguyệt.

🌙 Mặt trăng tượng trưng cho sắc thái và thời tiết mát mẻ của dãy Himalaya. Nó cũng biểu thị cho tinh thần của người dân Nepal, phong thái nhẹ nhàng, bình tĩnh.
🌞 Mặt trời tượng trưng cho cái nóng và nhiệt độ cao ở phần dưới của Nepal. Và đây cũng là một nét tinh thần khác của người Nepal, mang tinh thần quả cảm, quyết liệt.
Một khía cạnh khác, người ta nói rằng, hình dạng lá cờ tượng trưng cho một ngôi chùa ở Nepal. Khi đặt một tấm gương ở cạnh lá cờ gần với cột cờ nhất sẽ tạo ra hình ảnh của một ngôi chùa.
Một ngôi chùa ở Nepal.

Một ngôi chùa ở Nepal.

Dãy núi Himalaya (hay Hy Mã Lạp Sơn).

Là dãy núi cao nhất hành tinh, thuộc 7 quốc gia: Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Myanma, Afghanistan. Nổi tiếng với đỉnh Everest cao 8.848 m so với mực nước biển. “Nóc nhà thế giới” Everest nằm giữa Tây Tạng (Trung Quốc) và Nepal.

Những người leo Everest thành công đầu tiên là Sir Edmund Hillary và Tenzing Norway. Ngược lại, hàng trăm người đã bỏ mạng trên hành trình chinh phục nóc nhà thế giới này (theo Mpora).

Trong tiếng Nepal, đỉnh Everest được gọi là Sagarmatha có nghĩa là “trán trời”. Còn trong tiếng Tây Tạng, nó được gọi là Chomolungma có nghĩa là “Thánh mẫu của vũ trụ”.