Bạn đã biết 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới của Việt Nam?

Tháng 9/2021, tại Phiên họp thứ 33 của CIC-MAB diễn ra tại Nigeria, Núi Chúa (Ninh Thuận) và Cao nguyên Kon Hà Nừng (tỉnh Gia Lai) chính thức được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển toàn cầu. Như vậy, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam xếp thứ hai Đông Nam Á với có 11 Khu dự trữ sinh quyển thế giới (KDTSQ thế giới), sau Indonesia với 19 khu.

Các khái niệm KDTSQ thế giới là gì? Tiêu chí và chức năng? Tham khảo thêm tại đây.
11 khu dự trữ sinh quyển thế giới của Việt Nam

11 khu dự trữ sinh quyển thế giới của Việt Nam.

  1. Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (2000).

Rừng Cần Giờ hay còn gọi là rừng Sác, được xem là lá phổi xanh của Sài Gòn. Được UNESCo công nhận Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Rừng ngập mặn (DTSQTG RNM) vào 21/1/2020. Đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên ở Việt Nam.

Với tổng diện tích 70.445,34 ha, nằm ở khu vực hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn. Sự đa dạng sinh học và đặc trưng văn hóa. Là nơi lưu giữ các khu bảo tồn cùng các loài sinh vật quý hiếm. Nơi này không chỉ có giá trị lớn tự nhiên mà còn là điểm đến du lịch vùng ven thành phô rất được yêu thích.


  1. Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai (2001).

KDTSQ thế giới Đồng Nai thuộc địa phần 5 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước và Đắk Nông. Đây là KDTSQ thế giới thứ 2 của Việt Nam được UNESCO công nhận vào 29/6/2001.

Tổng diện tích 969.993 ha, với những giá trị nổi bật. Tài nguyên phong phú, đa dạng sinh học và là đại diện cho rừng miền Đông Nam Bộ (rừng mưa nhiệt đới). Bên cạnh đó lưu giữ và bảo tồn sự đa dạng văn hóa với 13 dân tộc anh em. Còn có các di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia (Căn cứ Khu ủy miền Đông Nam bộ; Căn cứ Trung ương cục miền Nam; Địa đạo Suối Linh).


  1. Khu dự trữ sinh quyển Châu thổ sông Hồng (2004).

KDTSQ thế giới châu thổ song Hồng được UNESCO công nhận vào ngày 2/12/2004. Với tổng diện tích hơn 105.558 ha, thuộc 3 tỉnh châu thổ sông Hồng là Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình. Đây là khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước ven biển, có giá trị lớn về kiến tạo địa chất và đa dạng sinh học toàn cầu. Hoạt động du lịch cũng được 3 tỉnh chú trọng phát triển.


  1. Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà (2004).

KDTSQ thế giới Cát Bà được UNESCO công nhận vào ngày 2/12/2004. Với tổng diện tích  26.240ha, thuộc huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Mang giá trị đa dạng sinh học rừng, biển đảo. Nơi lưu giữ giá trị văn hóa bản địa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây cũng là nơi đầu tiên trên thế giới nghiên cứu áp dụng khoa học hệ thống vào quản lý KDTSQ.


  1. Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang (2006).

KDTSQ thế giới Kiên Giang được UNESCO công nhận vào ngày 27/10/2006. Với tổng diện tích Với diện tích hơn 1,1 triệu ha. Kết nối 3 vùng lõi là VQG U Minh Thượng, VQG Phú Quốc, Khu Bảo tồn biển Phú Quốc, Khu Bảo tồn thiên nhiên Hòn Chông và đai rừng ngập mặn ven biển Tây. Hệ sinh thái nhiệt đới đặc trưng với đầy đủ hệ sinh thái biển và ven bờ, rừng ngập mặn, hải đảo, rạn san hô, đầm lầy, rừng tràm ngập nước theo mùa và những cánh rừng nhiệt đới nguyên sinh và thứ sinh trên đảo Phú Quốc, rừng trên núi đá vôi Hòn Chông còn duy nhất ở miền Nam.

Đặc biệt, KDTSQ thế giới Kiên Giang còn được xem là “đại sứ hòa bình” khi tỉnh Kiên Giang và Kampot (Campuchia) đã đạt được một số thỏa thuận cho phương án hợp tác bảo tồn các dải cỏ biển và quần thể dugong, các rạn san hô và rừng ngập mặn… liên quốc gia, hòa bình và thịnh vượng.


  1. Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An (2007).

KDTSQ thế giới Tây Nghệ An được UNESCO công nhận vào 18/9/2007. Với tổng diện tích là 1.299.795 ha, là KDTSQ lớn nhất tại Việt Nam. Mang giá trị toàn cầu về đa dạng và phong phú về các loài, hệ sinh thái và nguồn gen. Bên cạnh đó, còn có sự đa dạng và đậm đà bản sắc văn hoá của các nhóm dân tộc thiểu số.


  1. Khu dự trữ sinh quyển Cù lao Chàm (2009).

KDTSQ thế giới Cù lao Chàm được UNESCO công nhận vào 26/5/2009. Tổng diện tích 33.146 ha, thuộc Quảng Nam. Hệ động, thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm trước. Ngoài ra, còn là di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của đô thị thương cảng Hội An.

Đây cũng là địa điểm du lịch hấp dẫn với khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ động thực vật phong phú. Nhất là nguồn hải sản, yến sào. Hệ sinh thái rặng san hô cũng được các nhà khoa học đánh giá cao, đưa vào danh sách bảo vệ.


  1. Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau (2009).

KDTSQ thế giới Mũi Cà Mau được UNESCO công nhận vào 5/2009, tổng diện tích 371.506 ha. Gồm Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, U Minh Hạ và khu vực rừng phòng hộ ven Biển Tây tại tỉnh Cà Mau.

Đây là hệ sinh thái vùng rừng ngập mặn diễn thế nguyên sinh trên đất mới bồi. Tạo nên bãi sinh đẻ và nuôi dưỡng con non các loài thủy, hải sản cho cả một vùng rộng lớn – Vịnh Thái Lan. Còn có các hệ thống chuyển tiếp hệ sinh thái đặc trưng từ rừng ngập mặn sang rừng tràm ngập nước theo mùa. Và còn lưu dấu những dấu tích cư dân đầu tiên trên vùng đất cực Nam của Tổ quốc.


  1. Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, Đà Lạt (2015).

KDTSQ thế giới Liang Biang được UNESCO công nhận vào 9/6/2015. Thuộc tỉnh Lâm Đồng, với tổng diện tích 275.439 ha. Hệ sinh thái nhiệt đới, mang giá trị đa dạng sinh học khu vực cao. Gồm nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng được tìm thấy trong Danh sách đỏ quốc tế. Đa dạng về thảm thực vật,trong đó có hệ sinh thái rừng thông của Krempf (Pinus krempfii). Ngoài ra, còn có rừng lùn trên địa hình đồi núi phân bố trên 60% tổng diện tích rừng.


  1. Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa, Ninh Thuận (2021).

KDTSQ thế giới Núi Chúa được UNESCO công nhận vào 15/9/2021. Tổng diện tích 106.646,45 ha, với vùng lõi là Vườn quốc gia Núi Chúa. Đây là nơi hội tụ cả 3 không gian rừng, biển, bán sa mạc.  Địa hình đa dạng tạo nên một mẫu chuẩn duy nhất về hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng. Được xem là độc đáo nhất của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.


  1. Khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng, Gia Lai (2021).

KDTSQ thế giới Kon Hà Nừng được UNESCO công nhận vào 15/9/2021. Đây là KDTSQ thế giới thứ 11 của Việt Nam. Nằm trên địa bàn tỉnh Gia Lai, với tổng diện 413.512 ha. Mang gía trị lớn về đa dạng sinh học, nhiều loài quý hiếm. Những đặc điểm chuyên biệt của rừng Tây Nguyên, đa dạng sinh học và hệ sinh thái phong phú. Phải jể đến hệ sinh thái rừng kín nhiệt đới, nhiều loại đặc hữu mới được phát hiện. Trong đó, loài chà vá chân sám là loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam.


Công tác bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường luôn là tôn chỉ hàng đầu trong mọi công tác liên quan tất cả các KDTSQ tại Việt Nam. Bên cạnh đó, bảo tồn sự đa dạng về văn hóa, cộng đồng dân cư cũng là nền tảng tiên quyết cho sự phát triển bền vững của hiện tại và tương lai.

 

Xem thêm:

Đảo Bình Ba, chắc đôi lần ta sẽ ghé.

LÝ SƠN – Người tình biển của tôi!

5 MÓN NGON “NHỨT NÁCH” PHẢI THỬ KHI ĐẾN NINH THUẬN