Đông Nam Á hiện tại có 11 quốc gia, bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei, Philippines và Đông Timor. Vậy thử xem bạn có biết chính xác thủ đô các nước Đông Nam Á này không nhé?
1. Brunei (Vương quốc Brunei). Diện tích đứng thứ 10 trong khu vực vớ: 5.765 km2.
Thủ đô: Bandar Seri Begawan.
Bandar Seri Begawanmang ý nghĩa “Nơi trú ẩn của hòa bình”. Thủ đô với trung tâm sầm uất phải kể đến là khu trung tâm (City Center), khu Gadong và khu Kiulap.
2. Campuchia (Vương quốc Campuchia). Diện tích lớn thứ 8 trong khu vực với 181.035 km2.
Thủ đô của Campuchia là Phnom Penh.
Phnom Penh từng được mệnh danh là ““Paris của phương Đông” hay còn mỹ miều với danh xưng “Hòn ngọc châu Á” thập niên 1920.
3. Đông Timor (Cộng hòa Dân chủ Đông Timor). Diện tích đứng thứ 9 khu vực với 14.874 km2.
Thủ đô: Dili.
Đông Timor được xem là quốc gia “trẻ” nhất Đông Nam Á sau khi độc lập khỏi Indonesia. Và được công nhận độc lập ngày 20/5/2002.
4. Indonesia (Cộng hòa Indonesia). Diện tích lớn nhất khu vực với 1.860.360 km2
Thủ đô: Jakarta với tên đầy đủ là Tỉnh Đặc khu Thủ đô Jakarta.
Theo Tuổi trẻ đưa tin năm 2019, tổng thống Joko Widodo xác nhận thủ đô Indonesia sẽ chuyển từ Jakarta đến đảo Borneo, hay còn được biết tới là Kalimantan với diện tích 743.300km2. Tuy nhiên kế hoạch này dời lại trước diễn biến phức tạp và những nỗ lực ưu tiên ứng phó với đại dịch Covid19.
5. Lào (Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào). Diện tích thứ 7 khu vực với 236.800 km2.
Thủ đô: Viêng Chăn.
Theo các nguồn tin ghi chép lại, nguyên gốc tiếng Lào, Viêng Chăn có nghĩa là “Thành phố của mặt trăng”.
6. Malaysia. Diện tích lớn thứ 5 khu vực với 330.803 km2.
Malaysia là quốc gia quân chủ lập hiến thuộc khu vực Đông Nam Á có thủ đô là Kuala Lumpur. Còn nơi đặt trụ sở của chính phủ liên bang (thủ đô hành chính) là Putrajaya.
Tên thủ đô KUala Lumpur có nghĩa “Ngã ba sông” bởi vị trí địa lý chính là hợp lưu giữa sông Klang và sông Gombak. Còn trong tiếng Mã Lai có ý nghĩa là “Hoàng kim”.
7. Myanmar (Cộng hoà Liên bang Myanmar). Diện tích lớn thứ hai khu vực với 676,578 km2.
Thủ đô: Yangon được biết đến là thủ đô của Myanmar.
Tuy nhiên, Naypyidaw (cách Yangon 320 km) đã trở thành thủ đô mới của quốc gia này sau khi Hội đồng Hành chính quân sự Myanmar thông qua quyết định dời đô vào 11/2005. Và tên gọi được công bố chính thức vào ngày 27/3/2003.
Theo các nguồn tin, Naypyidaw có nghĩa là “Thành phố hoàng gia” hay “Nơi ở của các vị vua”. Thủ đô mới cũng được các trang đưa tin phong danh hiệu “Naypyidaw, Myanmar: The world’s weirdest capital city” thủ đô ký lạ nhất thế giới. Có lẽ dù là thủ đô rộng lớn của một nước, nhưng nơi này vô cùng vắng lặng, thâm chí ví von nơi này vắng như chùa Bà Đanh.
8. Phillippines (Cộng hòa Philippines). Diện tích lớn thứ 6 khu vực với 300.000 km2.
Philippines có thể xem là một quần đảo khổng lồ với 7.107 hòn đảo lớn, nhỏ.Đặc biệt Philippines có rất nhiều núi lửa, phần lớn đều đã ngừng hoạt động.
Thủ đô: Manila (ban đầu được đặt theo một loài hoa màu trắng người địa phương gọi là nilad).
Manila là thủ đô và là thành phố lớn thứ 2 của Philippines (thứ nhất là Quezon) nằm ở bớ tây Philippines. Đây cũng chính là trung tâm chính trị, kinh tế và giữ một vị trí đặc biệt quan trọng về giao thương hàng hóa của quốc gia này.
9. Singapore (Cộng hòa Singapore). Diện tích quốc đảo nhở nhất khu vực với 705 km2.
Thủ đô: Singapore.
Singapore vừa là tên gọi của thành phố, tên thủ đô, và cũng là tên gọi của chính quốc đảo Singapore này.
Truyền thuyết về tên gọi thành phố sư tử:
Theo truyền thuyết, vào thế kỷ 14, hoàng tử Sang Nila Utama đến từ xứ Palembang (thủ đô của Srivijaya), trong chuyến đi săn đã gặp một con vật lạ mà chàng chưa bao giờ nhìn thấy. Điều lạ này được xem là một điềm lành. hoàng tử đặt tên cho thành phố là “Thành phố sư tử” (hay Singapura) theo hình dạng lạ của con vật được nhìn thấy tại nơi này. Theo tiếng Sanskrit thì “simha” có nghĩa là sư tử, còn “pura” có nghĩa là thành phố.
10. Thái Lan (Vương quốc Thái Lan). Diện tích 513.120 km2, lớn thứ 3 Đông Nam Á.
Thủ đô: Bangkok.
Thủ đô của Thái Lan đang giữ kỷ lục là tên gọi thủ đô của quốc gia châu Á dài nhất thế giới. Tại sao?
Vì Bangkok chỉ là tên viết tắt của 169 ký tự nếu muốn đọc đầy đủ tên gọi của thủ đô Thái Lan: Rungthepmahanakhon Amonrattanakosin Mahintharayutthaya Mahadilokphop Noppharatratchathaniburirom Udomratchaniwetmahasathan Amonphimanawatansathit Sakkathattiyawitsanukamprasit.
Tên gọi dài ấy cũng mang trong mình rất nhiều ý nghĩa của xứ sở này. Đó chính là Vùng đất của các thiên thần; thành phố vĩ đại; nơi ngự của Đức Phật Ngọc, thành trì bất khả xâm phạm của thần Indra; thủ đô vĩ đại của thế giới được bồi đắp bởi 9 viên bảo thạch; thành phố của niềm vui, hạnh phúc; Cung điện Hoàng gia sầm uất tựa chốn thiên đường nơi các vị thần tái sinh; thành phố được sản sinh bởi thần Indra và xây dựng bởi đấng Vishnu.
Chưa dừng lại ở đó, Bangkok –Thiên đường mua sắm”, Thiên đường ăn uống” còn thu hút lượng khách du lịch khổng lồ trong và ngoài nước. Là điểm đến số 1 toàn cầu của khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2019 (*).
(*) Theo xếp hạng Thành phố điểm đến toàn cầu 2019 (Global Destination Cities Index) do Mastercard Inc công bố.
11. Việt Nam (Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Diện tích lớn thứ 4 khu vực với 331.212 km2
Thủ đô: Hà Nội.
Tên gọi Hà Nội bắt đầu có từ năm 1831. Theo chữ Hán, tên gôi này có nghĩa là “bao quanh bởi các con sông”. Điều này phản ánh thực tế vị trí địa lý của trung tâm hành chính, văn hóa, kinh tế của thủ đô.