Sẽ không sai nếu nói cách nhanh nhất để đưa danh lam thắng cảnh đẹp Việt Nam ra thế giới chính là xuất ngoại bằng hộ chiếu mới. Từ ngày 1.7.2022, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an bắt đầu triển khai cấp Hộ chiếu phổ thông mẫu mới (không gắn chíp điện tử) cho công dân Việt Nam. Kích thước vẫn như hộ chiếu cũ, nhưng có thay đổi về màu sắc và đặc biệt là các địa danh trên hộ chiếu mới cũng là một thay đổi vô cùng thú vị. Không chỉ thể hiện được truyền thống, lịch sử, địa lý, văn hóa Việt Nam mà còn góp phần quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam xinh đẹp, giàu truyền thống ra thế giới.
Các địa danh xuất hiện trên Hộ chiếu mới của Việt Nam
Hình ảnh tại các trang trong hộ chiếu là cảnh đẹp đất nước, di sản văn hóa Việt Nam, kết hợp cùng họa tiết trống đồng. Cùng tìm hiểu xem, hình ảnh những danh lam thắng cảnh xinh đẹp nào xuất hiện trong quyển hộ chiếu mẫu mới này nhé!
Trang 4 – 5: Hình ảnh Khuê Văn Các – Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội)
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội. Nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long, nằm trong danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám và kiến trúc chủ thể là Văn Miếu. Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám – trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Xem thêm…
Trang 6 – 7: Bức tranh sơn mài “Bình Ngô Đại Cáo” tại Phòng trình Quốc thư, Dinh Độc Lập. Bức tranh được ghép bởi 40 mảnh, mỗi mảnh có kích thước 0,80m x 1,20m, do họa sĩ Nguyễn Văn Minh thực hiện.
Tại phòng Trình Quốc thư ở tầng hai, sau ba-ri-e che chắn, từng tiết của bức “Bình Ngô Đại Cáo” hiện lên một cách ấn tượng đối với khách tham quan. Đó là quang cảnh đất nước vừa lấy lại nền thái bình từ tay giặc Ngô vào thế kỷ thứ 15. Có thể nói đây là bức tranh có kích thước lớn nhất của nghệ thuật sơn mài Việt Nam, dài tới 14m, cao 9m, được ghép lại từ 40 bức sơn mài khổ nhỏ mỗi bức 0,8m x 1,2m. Chi tiết trong tranh dày đặc, có khoảng 15 cảnh sinh hoạt đồng hiện trên tranh.Trong đó, là sự uy nghi của triều đình nhà Lê, khí thế của đoàn quân chiến thắng kiêu hùng trên đường về kinh đô trẩy hội, vẻ tưng bừng của đồng ruộng núi sông, của người nông dân vừa thoát khỏi ách thống trị của giặc Minh.
Tác giả của bức tranh này là họa sĩ Nguyễn Văn Minh. Họa sĩ Nguyễn Văn Minh sinh năm 1934 tại làng Bình Hòa, một ngôi làng cổ của tỉnh Gia Định nay thuộc quận Bình Thạnh. Ông tốt nghiệp Thủ khoa trường Mỹ thuật Gia Định 1958. Sau đó, ông được học bổng sang Nhật huấn luyện thêm về kỹ thuật tranh sơn mài tại National Industrial Arts and Research Institute tại cố đô Kyoto và Sendai. Sau 1975,ông và gia đình rời quê hương và định cư ở Mỹ.
Trang 8 – 9: Hình ảnh cột cờ Lũng Cú (Hà Giang)
Cột cờ Lũng Cú là một cột cờ quốc gia nằm ở đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng. Nơi có độ cao khoảng 1.470 m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Cột cờ Lũng Cú cách điểm cực Bắc Việt Nam khoảng 3,3 km theo đường chim bay.
Trang 10 – 11: Hình ảnh đỉnh núi Fansipan
Fansipan là đỉnh núi cao nhất của Việt Nam. Nằm trên dãy núi Hoàng Liên Sơn ở vùng Tây Bắc Bộ. Đỉnh núi có độ cao tuyệt đối là 3147,3 m. Fansipan cũng là đỉnh núi cao nhất của bán đảo Đông Dương. Nó còn được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Dương”.
Trang 12 – 13: Hình ảnh cao nguyên đá Đồng Văn
Cao nguyên đá Đồng Văn là một cao nguyên đá trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang. Nằm ở độ cao trung bình 1.000 – 1.600m so với mực nước biển. Với diện tích hơn 2.354km², được ví như bản hùng ca từ đá, có 11 hệ tầng địa chất. Trong đó, Chang Pung là hệ tầng cổ nhất có niên đại hơn 545 triệu năm.
Trang 14 – 15: Hình ảnh Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long hai lần được UNESCO công nhận danh hiệu Di sản Thiên nhiên Thế giới (17.12.1994 và 2.12.2000). Vịnh Hạ Long được ví như vẻ đẹp tiên cảnh. Nơi này gây ấn tượng mạnh với du khách với vẻ đẹp tự nhiên hiếm có, đa dạng về địa hình, văn hóa đặc thù. Kỳ quan thiên nhiên này trở thành một trong những địa điểm du lịch hàng đầu của Việt Nam.
Trang 16 – 17: Hình ảnh Khu di tích Đền Hùng, Phú Thọ
Ngày 6/12/2012, UNESCO đã chính thức công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây được xem là biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết, truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam. Ngày 10/3 âm lịch hàng năm được xem là Quốc lễ mang ý nghĩa bản sắc dân tộc. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương theo Điều 73 của Luật Lao động. (Bổ sung sửa đổi được quốc hội thông qua ngày 2/4/2007).
Trang 18 – 19: Hình ảnh Hoàng thành Thăng Long Hà Nội
Hoàng thành Thăng Long là tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào 1/8/2010. Đây là địa điểm tham quan nổi tiếng của Hà Nội, được du khách trong lẫn ngoài nước yêu thích.
Trang 20 – 21
Trang 22 – 23: Hình ảnh Làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội
Làng cổ Đường Lâm được Nhà nước Việt Nam trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia 2005. Đây cũng là ngôi làng cổ đầu tiên được xếp hạng Di tích quốc gia. Làng thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, cách trung tâm Hà Nội chỉ 40 – 50 km về phía Đông. Làng cổ Đường Lâm là ngôi làng tiêu biểu cho kiến trúc, cảnh quan, nếp sống của một làng cổ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Ngôi làng còn giữ được hệ thống cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, quán… Đặc biệt, nơi đây còn hàng trăm ngôi nhà cổ, trong đó, có những ngôi nhà 300, 400 năm tuổi. Đây còn là quê hương của nhiều nhân tài kiệt tướng. Phải kể đến là Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng; vua Ngô Quyền; Thám hoa Giang Văn Minh…
Trang 24 – 25: Hình ảnh Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình
Ngày 25/6/2014, tại thủ đô Doha – Qatar, UNESCO đã công nhận Quần thể danh thắng Tràng An – tỉnh Ninh Bình là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới. Đây là di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á. Giá trị nổi bật toàn cầu của Quần thể danh thắng Tràng An được công nhận dựa trên ba tiêu chí: Văn hóa, vẻ đẹp thẩm mĩ và địa chất địa mạo. Cách Hà Nội khoảng 90 km, di sản có diện tích 6.226 ha, hầu hết là đất ngập nước và các cánh đồng lúa.
Trang 26 – 27: Hình ảnh Thành nhà Hồ, Thanh Hóa
Thành Nhà Hồ còn gọi là thành Tây Đô hoặc thành Tây Kinh. Còn có tên gọi khác là thành An Tôn, thành Tây Giao, Thạch Thành (thành Đá). Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa Thế giới được UNESCO công nhận vào 27.6.2011. Thành cũng được CNN đánh giá là một trong 21 di sản nổi bật và vĩ đại nhất thế giới. Nằm trong danh sách xếp hạng 62 di tích quốc gia đặc biệt bởi thủ tướng chính phủ.
Khu di tích này thuộc địa phận hai xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc. Thành được xây dựng trong khoảng thời gian 3 tháng (từ tháng Giêng đến tháng Ba năm 1397). Người quyết định chủ trương xây thành là Hồ Quý Ly. Hồ Quý Ly lúc đó là Thái sư nắm giữ mọi quyền lực của Triều đình nhà Trần. Tháng 3 năm Canh Thân, Hồ Quý Ly lên ngôi lập ra nhà Hồ. Ông lấy tên nước là Đại Ngu (1400 -1407) và chọn Tây Đô là kinh đô.
Trang 28 – 29: Hình ảnh Ngọ Môn – Kinh thành Huế
Nằm bên bờ sông Hương, Đại Nội Huế hay còn được gọi là Hoàng Thành Huế. Đây là vòng thành thứ hai nên trong Kinh Thành Huế. Đại Nội Huế được bao quanh bởi hệ thống thành quách, gồm 2 vòng thành là Hoàng Thành và Kinh Thành Huế. Cổng Ngọ Môn là cổng chính, nằm ở phía nam của Hoàng Thành. Ngọ Môn gồm hai thành phần chính: Đài – Cổng và Lầu Ngũ Phụng. Cổng Ngọ Môn có 5 cửa, chửa chính ở giữa là dành cho vua đi. Hai cửa bên là dành cho các quan văn, quan võ. Còn đối với hai cửa ngoài cùng là dành cho binh lính và ngựa. Phía trên cổng là Ngũ Phụng Lầu – nơi để tổ chức các lễ lớn trong triều đình.
Trang 30 – 31: Hình ảnh Chùa Cầu (Phố cổ Hội An, Quảng Nam)
Chùa Cầu là một cây cầu cổ trong khu phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam. Chùa Cầu ở Hội An được xây dựng vào thế kỷ 17, do các thương nhân Nhật Bản góp tiền. Nơi đây gắn liền với truyền thuyết con quái vật mang tên Namazu. Truyền thuyết kể rằng, nó với phần đầu ở Ấn Độ, thân ở Việt Nam và đuôi nằm tại Nhật Bản. Mỗi lần quái vật cựa mình thường xảy ra lũ lụt, động đất. Ngôi chùa được xem như thanh kiếm chắn ngang lưng quái vật. Như vậy, sẽ trấn uyểm không cho nó cựa mình gây náo loạn cuộc sống của con người. Và từ đó, ba quốc gia sẽ luôn yên bình, phát triển hưng thịnh. Chùa Cầu là điểm điểm check in không thể bỏ qua khi đến với phố Cổ Hội An.
Chùa Cầu còn có tên gọi:
- Cầu Nhật Bản do kiến trúc mang đậm phong cách Nhật Bản, hay
- Lai Viễn Kiều, xuất hiện từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Năm 1719, chúa đến thăm Hội An và đặt tên cho cầu là Lai Viễn Kiều. Có nghĩa là “Cầu đón khách phương xa”.
Trang 32 – 33: Hình ảnh Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn
Khu di tích Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Di tích Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hoá Thế giới vào ngày 1/12/1999. Khu di tích Mỹ Sơn được xây dựng từ cuối thế kỷ IV đến thế kỷ XIII. Mỹ Sơn là một quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Chămpa.
Trang 34 – 35: Hình ảnh cổng Tò Vò – Lý Sơn, Quảng Ngãi
Cổng Tò Vò được xem là địa điểm check-in không thể nào bỏ qua khi đến với huyện đảo Lý Sơn. Cổng Tò Vò với vòm cổng đá cao khoảng 2,5m, mang vẻ đẹp hoang sơ. Cảnh quan đặc sắc này được hình thành từ những nham thạch núi lửa. Nham thạch gặp nước biển đông lại, qua thời gian tạo nên một vòm đá có hình dạng độc đáo. Lý tưởng nhất, hãy đến “cổng thiên đường” này vào lúc bình minh hoặc khi mặt trời buông, chắc chẳn bạn sẽ không thất vọng.
Trang 36 – 37: Hình ảnh Khu du lịch thác Dray Sap, Đắk Nông
Thác Đray Sáp ở vùng đất xã Đăk Sôr, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông. Thác được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng thắng cảnh cấp quốc gia năm vào 1991. Thác Đray Sáp còn có tên gọi nữa là thác Chồng. Nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột hơn 30km, là điểm giao giữa hai tỉnh Đak Lak và Đak Nông. Ngọn thác Đray Sáp hùng vĩ tuôn trào suốt ngày đêm. Ngoài ra, các vách đá là nơi sống của hàng trăm loài dây leo, những con trăn dài khổng lồ. Xung quanh thác là khu rừng đặc dụng có giá trị sinh học cao. Thác gắn liền với câu chuyện về 1 tình yêu buồn.
Truyền thuyết kể rằng, xưa kia dòng Sêrêpôk vốn dĩ là một dòng sông nhỏ hiền hòa chảy quanh hai ngôi làng. Tại đây, có chàng trai và cô gái yêu nhau nhưng do thuộc 2 làng khác nhau nên tình yêu của hai người bị gia đình phản đối. Để được sống bên nhau hạnh phúc cả hai đã gieo mình xuống dòng sông Sêrêpôk. Sau khi chàng trai và cô gái nhảy xuống, dòng sông bỗng trở nên dữ dội phân tách thành 2 nhánh là sông Krông Nô có thác Dray Sap và sông Krông Ana có thác Dray Nur.
Trang 38 – 39: Hình ảnh Bến Nhà Rồng
Bến Nhà Rồng, tên chính thức là Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là cụm di tích kiến trúc – bảo tàng nằm bên sông Sài Gòn. Tọa lạc tại quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi ghi dấu lịch sử: “Vào ngày 05/06/1911, tại Bến Nhà Rồng, người thanh niên Nguyễn Tất Thành (tên gọi cũ của Bác Hồ) đã lên thuyền Amiral Latouche Tréville để tìm đường cứu nước. Sau 30 năm bôn ba nơi xứ người, Bác Hồ trở về lãnh đạo dân tộc Việt Nam đấu tranh giành thắng lợi trước thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành lại độc lập cho dân tộc.”
Trang 40 – 41: Hình ảnh giàn khoan mỏ dầu Bạch Hổ, Bà Rịa Vũng Tàu.
Bạch Hổ thuộc bồn trũng Cửu Long, cách bờ biển Vũng Tàu 145km. Năm 1986 những mỏ đầu đầu tiên được khai thác. Hiện tại, được ghi nhận là mỏ dầu lớn nhất Việt Nam, trữ lượng trên 500 triệu tấn. Những giàn khoan dầu trên biển của mỏ dầu Bạch Hổ được tái hiện trên Hộ chiếu mới Việt Nam.
Trang 42 – 43
Trang 44 – 45
Trang 46 – 47 Hình ảnh nhà hát lớn Hà Nội
Trải qua những thăng trầm lịch sử, công trình Nhà hát Lớn Hà Nội là một biểu tượng về không gian kiến trúc, lịch sử, văn hoá đất Thủ đô. Nhà hát Lớn Hà Nội là một công trình lớn mà chính quyền thực dân Pháp đã xây dựng tại Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 20, được hoàn thành sau hơn 10 năm xây dựng công phu và tốn kém. Với kiến trúc kiểu Pháp, Nhà hát Lớn Hà Nội được ví như Nhà hát Opera de Paris (Pháp). Theo nhà sử học Dương Trung Quốc – Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Nhà hát Lớn Hà Nội mang “không gian lịch sử đậm đặc”.
XEM THÊM: